Block "banner-gif" not found

Wing-Back Là Gì? Nhiệm Vụ Của Wing-Back Trong Bóng Đá

Wing-Back là gì trở thành thuật ngữ về mặt chiến thuật

Wing-Back là gì vốn đã trở thành một thuật ngữ không còn quá xa lạ với người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới. Đây là khái niệm ám chỉ một vị trí hay vai trò trên sân được đảm nhiệm bởi mẫu cầu thủ. Tùy theo chiến thuật cũng như mục đích của các HLV thì mẫu cầu thủ này được đảm nhiệm các công việc khác nhau. Hãy cùng với CakhiaTV cập nhật thông tin và giải đáp về một số thắc mắc có liên quan đến nội dung này. 

Tìm hiểu Wing-Back là gì?

Để tìm hiểu Wing-Back là gì chúng ta cần phải biết rằng bóng đá ngày nay đang không ngừng phát triển về mặt chiến thuật. Việc nhiều ý tưởng chơi được đưa ra khiến các cầu thủ cũng như nhiều đội bóng phải thích nghi để phát huy tối đa sự hiệu quả. Trong đó một thuật ngữ xuất hiện rất nhiều ở những năm gần đây là Wing-Back. Thực tế đây là cách gọi cho những hậu vệ có vị trí thi đấu ở hành lang biên. 

Khi phân tích kỹ hơn về Wing-Back là gì chúng ta sẽ thấy rằng mẫu cầu thủ như vậy thi đấu có nhiều nhiệm vụ và công việc hơn so với thông thường. Trước hết không chỉ đảm bảo vững chắc nhiệm vụ phòng ngự mà phải liên tục dâng cao hỗ trợ tấn công khi đội nhà có bóng. Trở thành một cầu nối, trạm trung chuyển hay mũi khoan lợi hại bên hành lang biên. 

Để thực hiện được đầy đủ các vai trò này thì vị trí đứng của anh ta phải cao hơn so thông thường. Khoảng trống sau lưng sẽ được bù đắp bởi những trung vệ thi đấu có thiên hướng lệch cánh. Phải sở hữu thể lực dồi dào cũng như tốc độ tốt bởi luôn luôn lên công về thủ không ngừng nghỉ. Khi sử dụng 1 Wing-Back là gì sẽ giúp cho đội bóng luôn có được đủ người khi tổ chức phòng ngự và tăng cường nhân sự cho mặt trận tấn công. 

Wing-Back là gì trở thành thuật ngữ về mặt chiến thuật
Wing-Back là gì trở thành thuật ngữ về mặt chiến thuật

Sự khác biệt giữa Wing-Back và Full-Back

Mặc dù tìm hiểu về Wing-Back là gì nhưng chắc chắn nhiều người hâm mộ vẫn khó phân biệt được một Wing-Back với một Full-Back. Cụ thể thì cả hai đều là những hậu vệ thuần chạy cánh nhưng được sử dụng trong các sơ đồ và nhiệm vụ có phần khác nhau. 

Trước tiên thì Wing-Back thường được áp dụng khi đá 5 hậu vệ với 3 trung vệ và 2 hậu vệ biên dâng cao. Cả hai phải đảm nhiệm cả tấn công cũng như phòng ngự và đôi khi ở phía trên nhiều hơn để tạo ra điểm chuyền bóng. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản nhất khi chúng ta tìm hiểu về Wing-Back là gì

Trong khi đó với Full-Back thì anh ta thường chơi ở sơ đồ 4 hậu vệ. Với vai trò bám biên và ít có sự bọc lót thì cần có sự tập trung nhiều hơn cho phòng ngự. Tất nhiên đôi khi vẫn phải dang cao tấn công và hỗ trợ các tiền đạo cánh nhưng có thiên hướng bọc lọt và thực hiện các tình huống tạt bóng sớm. 

Hơn nữa một Full-Back thì có vai trò di chuyển dọc biên để tạo cầu nối ở hành lang cánh. Trong khi đó với Wing-Back đôi khi bó hẳn vào trung lộ để tăng cược số lượng nhân sự. Điều này có thể đảm bảo việc áp đảo quân số khi tranh chấp bóng. 

Vai trò của Wing-Back

Đối với Wing-Back thì cầu thủ này luôn phải di chuyển rất nhiều, đôi khi là dọc biên hay bó hẳn vào trung lộ. Mục đích là phải liên tục tạo ra những khu vực chuyền bóng an toàn đối với đồng đội. Sẵn sàng nhận bóng trong tư thế bị đối thủ áp sát, thực hiện đột phá, đi bóng dâng cao để phối hợp với tiền vệ cũng như tiền đạo. 

Sẵn sàng thực hiện những đường tạt sớm từ 2/3 sân hay chồng biên và bó hẳn vào trung lộ để nhận lại bóng. Có thể nói nếu như sử dụng một Wing-Back thì cầu thủ này phải đóng góp trực tiếp vào mặt trận tấn công. triển khai bóng cũng như tổ chức lối chơi cùng toàn đội. 

Về mặt phòng ngự khi mất quyền kiểm soát bóng phải di chuyển thật nhanh về tái lập tổ chức hàng thủ. Chẳng hạn như tạo ra hàng phòng ngự 5 người dàn trải để bịt kín khoảng trống đến khung thành. 

Đối với Wing-Back thì anh ta được phép bám sát 1 vs 1 với tiền đạo đối phương, thường là các cầu thủ chạy cánh hoặc tiền đạo cánh giàu tốc độ cũng như kỹ thuật. 

Việc sử dụng Wing-Back sẽ hạn chế được khả năng tấn công biên từ đối thủ. Áp sát và không cho cơ hội tạt bóng hay đột phá từ cánh. Trước hết là hậu vệ đó có nhiệm vụ áp sát đối thủ, sau lưng sẽ được bọc lót bởi trung vệ chơi lệch cánh đó tạo ra hàng phòng ngự từng lớp. Bởi vậy một người chơi ở vị trí Wing-Back có vai trò quan trọng cả tấn công lẫn phòng ngự. 

HLV nào sử dụng Wing-Back tốt nhất

Cancelo là Wing-Back tấn công nguy hiểm nhất
Cancelo là Wing-Back tấn công nguy hiểm nhất

Nếu như để nói đến các HLV sử dụng Wing-Back tốt nhất hiện nay chúng ta cần phải nói đến Conte. Ông bắt đầu triển khai sơ đồ này cùng với đội tuyển Ý và sau này ở Inter Milan. Juventus cho đến Chelsea. Việc chơi với sơ đồ 3 – 5 – 2 giúp cho đội bóng luôn có đủ quân số cả tấn công và phòng ngự. Hai Wing-Back mà Conte dùng thậm chí thi đấu ngang bằng các tiền vệ. 

Ngoài Conte thì Thomas Tuchel cũng là người cực giỏi trong việc tận dụng các Wing-Back. Cụ thể sơ đồ mà chiến lược gia người Đức yêu thích là 3 – 4 – 2 – 1. Khi này hai hậu vệ biên sẽ tạo ra một hàng ngang với hai tiền vệ trung tâm kiểm soát và chuyền bóng tốt khi tấn công. Ngược lại ở khâu phòng ngự thì các hậu vệ biên lùi xuống chơi thành hàng thủ 5 người, các tiền vệ sẽ tạo ra lớp phòng thủ 4 người và tiền đạo Pressing tuyến đầu. 

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng wing – back

Alphonso Davies có đầy đủ tố chất quan trọng
Alphonso Davies có đầy đủ tố chất quan trọng

Xét về ưu điểm khi sử dụng một Wing-Back hiện nay thì như đã nói những cầu thủ thi đấu vai trò này giúp tăng cường số lượng hàng thủ. Đó là khi toàn đội ở trạng thái phòng ngự còn khi tấn công phải dâng cao để tạo ra nhiều điểm trạm nhất có thể. Việc một đội bóng thường xuyên sử dụng những Wing – Back thì luôn có nhiều ý tưởng để triển khai bóng. 

Trong khi đó vẫn có một số nhược điểm đó chính là không phải cầu thủ nào cũng chơi và hiểu được vai trò Wing-Back là gì. Nếu như cố gò ép những con người không phù hợp có thể phản tác dụng khi mà phong ngự không ra gì mà tấn công cũng chẳng xong. 

Bên cạnh đó bạn sẽ phải cắt bớt nhân sự ở tuyến tiền vệ hoặc ở hàng công. Điều này khiến đội bóng của bạn dễ bị lép vế ở giữa sân hoặc thiếu người Pressing tuyến đầu. Ngoài ra thể lực của Wing-Back vào giai đoạn cuối trận là rất hạn chế khi phải di chuyển quá nhiều trong trận đấu. 

Một số Wing-Back nổi bật trong bóng đá

Alexander-Arnold là gương mặt nổi bật nhất
Alexander-Arnold là gương mặt nổi bật nhất

Hiện nay chúng ta có thể chứng kiến rất nhiều những Wing-Back nổi bật trong bóng đá. Cầu thủ được đánh giá rất cao ở vai trò này là Alexander-Arnold của Liverpool. 

Tuy nhiên điểm khác biệt là HLV Klopp sử dụng hàng thủ 4 người nên khi hậu vệ người Anh dâng cao buộc phải có một tiền vệ trung tâm lùi sâu và trám vào vị trí đó. 

Ngoài ra Cancelo trước đây ở Man City cũng được coi là một Wing-Back hàng đầu của bóng đá thế giới. Pep đã sử dụng sơ đồ 3 trung vệ để đẩy Cancelo dâng cao, thậm chí cho phép anh tập trung tấn công nhiều hơn, di chuyển tự do và bó vào cả trung lộ. 

Tính đến thời điểm này có rất nhiều những Wing-Back là gì thi đấu cực kỳ ấn tượng. Cakhiatv tin rằng sự phát triển về chiến thuật của bóng đá sẽ còn tạo ra thêm nhiều điều mới mẻ hơn nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *